banner 1
banner 2
banner 3
banner 4

Ngành hot: An toàn lao động và môi trường

Fixi – “Cơ hội việc làm của kĩ sư an toàn lao động dự kiến tăng 11% từ năm 2012 đến 2022. Mức lương trong ngành này cũng khá cao, trung bình lương khởi điểm từ 10 triệu đồng trở lên.”

1. Tổng quan nghề kĩ sư an toàn lao động

Nghề kĩ sư an toàn lao động chuyên nghiên cứu về nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động và các thương tích có thể xảy ra. Nghề này dựa trên các lĩnh vực kỹ thuật an toàn và những nguyên tắc cụ thể và bao gồm các chức năng chính như sau: xác định và thẩm định các điều kiện an toàn trong lao động sản xuất; thực hành đánh giá mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, khả năng có thể xảy ra và mất kiểm soát an toàn cũng như các phương pháp, quy trình để giải quyết các sự cố; thông tin cho những người có liên quan về vấn đề an toàn lao động; đo lường và đánh giá các hệ thống an toàn để đề xuất phương án sửa chữa, thay thế để có được kết quả tối ưu.
Hiện nay, nghề kĩ sư an toàn lao động hướng tới việc ngăn ngừa, dự đoán các rủi ro, báo cáo, chỉnh sửa các chỉ số có liên quan để bảo vệ người lao động cũng như phát triển, đề xuất các điều kiện pháp luật quốc gia, quốc tế, không chỉ trong lĩnh vực an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường.
Kỹ sư an toàn lao động ngăn ngừa những rủi ro tại nơi làm việc

2. Kĩ sư an toàn lao động làm gì?

Kĩ sư an toàn lao động phát triển thủ tục và hệ thống thiết kế để ngăn ngừa bệnh tật và chấn thương từ các mối nguy hại cho con người. Kĩ sư an toàn lao động sử dụng hiểu biết về hệ thống kỹ thuật để đảm bảo các hóa chất, máy móc, phần mềm kỹ thuật, đồ gia dụng, sản phẩm tiêu dùng không nguy hại đến sức khỏe con người và công trình.
Kỹ sư an toàn lao động đảm bảo an toàn tại nơi làm việc
Công việc chính của kỹ sư an toàn lao động:
  • Xem xét kế hoạch và các thông số kỹ thuật cho máy móc và thiết bị mới để đảm bảo an toàn.
  • Xác định và sữa chữa các mối nguy hiểm tiềm tàng bằng cách kiểm tra cơ sở vật chất, máy móc và thiết bị an toàn.
  • Đánh giá hiệu quả các cơ chế kiểm soát công nghiệp.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn cho công trình và sản phẩm đặc biệt là sau khi sửa đổi các quy định.
  • Cài đặt các thiết bị an toàn trên máy móc và chỉ đạo việc lắp đặt các thiết bị.
  • Xem xét các chương trình an toàn cho nhân viên và đề nghị phương pháp cải tiến mới.
  • Duy trì và áp dụng sự hiểu biết về chính sách, quy định và quy trình sản xuất.
  • Điều tra các vụ tai nạn trong công nghiệp hoặc bệnh nghề nghiệp để xác định nguyên nhân và xác định những sự cố có thể ngăn chặn.
Kĩ sư an toàn lao động còn hoạt động trong hai mảng chính: vệ sinh công nghiệp và vệ sinh lao động. Trong vệ sinh công nghiệp, kỹ sư an toàn lao động tập trung vào tác động của các nhân tố hóa chất, vật lý, sinh học. Kỹ sư an toàn lao động nhận biết, đánh giá và kiểm soát các nhân tố trên để tránh bệnh tật và chấn thương đến con người. Trong vệ sinh lao động, kỹ sư an toàn sức khỏe điều tra môi trường làm việc và sử dụng kiến thức về khoa học và kỹ thuật để đề nghị cải thiện điều kiện làm việc giúp người lao động tránh bệnh nghề nghiệp và chấn thương.
Kĩ sư an toàn lao động từ lâu đã được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất để cắt giảm chi phí, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng an toàn. Các nghiên cứu về an toàn lao động trong bệnh viện gần đây được chú trọng đặc biệt là bức xạ, những nghiên cứu này giúp cắt giảm chi phí trong điều trị bệnh. Các phần mềm điều khiển an toàn được cải tiến như trong điều khiển thang máy, ô tô. Một vấn đề nhỏ cũng gây ra chấn thương nghiêm trọng và người và của.
Cơ hội việc làm của kĩ sư an toàn lao động dự kiến tăng 11% từ năm 2012 đến 2022. Mức lương trong ngành này cũng khá cao, trung bình lương khởi điểm từ 10 triệu đồng trở lên. Khi đã có kinh nghiệm thì có thể dao động ở mức từ 12 – 15 triệu đồng/tháng và sẽ tăng theo kỳ hạn hoặc kinh nghiệm.

3. Kĩ sư an toàn lao động làm việc ở đâu?

Kỹ sư bảo hộ lao động ngày nay khi ra trường có thể dễ dàng tìm được vị trí ổn định trong các nhà máy xí nghiệp trên toàn quốc, không nhất thiết phải làm trong các tổ chức kiểm soát  quản lý của nhà nước như ngày xưa. Do nhu cầu quá lớn mà nguồn cung nhân lực từ các trường ĐH vẫn chưa thể đáp ứng, sinh viên năm cuối trong ngành hiện nay đang nhận việc trước khi nhận bằng. Nhiều cơ sở sản xuất đã gửi thư mời đến tận khoa Bảo hộ lao động trong các trường để tìm được người kỹ sư bảo hộ lao động cho doanh nghiệp của mình.
Kỹ sư an toàn lao động có nhiều lựa chọn về nơi làm việc
Do đặc thù công việc cần hiểu rõ môi trường lao động, người lao động và là người tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề trong sản xuất, người kỹ sư bảo hộ dễ dàng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Nếu có thêm bằng cấp về quản lý, người kỹ sư BHLĐ có thể sẽ được đề xuất lên nhưng vị trí cao hơn. Thêm một lợi thế cho người trong ngành đó là một kỹ sư BHLĐ có thể làm việc cho nhiều công ty khác nhau mà vẫn có thể đảm bảo được nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, kỹ sư an toàn lao động có thể làm việc trong văn phòng hay cũng có thể làm việc tại nơi sản xuất khi cần thiết để điều tra tai nạn nghề nghiệp hay môi trường làm việc của người lao động.
Các công ty có lượng tuyển kỹ sư an tòan lao động thường xuyên như Sam Sung, Canon, Honda, …hoặc 1 số công ty xây dựng, địa ốc…

4. Học nghề kỹ sư an toàn lao động ở đâu?

Để trở thành kỹ sư an toàn lao động, bạn có thể theo học tại các trường sau:
Trung cấp Công Đoàn tp.hcm – Khoa Bảo hộ lao động
Đại học Công Đoàn – Khoa Bảo hộ lao động
Đại học Tôn Đức Thắng – Khoa Bảo hộ lao động
Trong chương trình đào tạo kỹ sư BHLĐ, sinh viên sẽ được kiến thức chuyên sâu về môi trường lao động, môi trường doanh nghiệp, an toàn lao động, tâm sinh lý của người lao động, tổ chức khoa học lao động. Người kỹ sư bảo hộ lao động có kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý môi trường lao động; đề xuất các giải pháp công nghệ và tổ chức để xử lý nóng, bụi, ồn, rung… mà vẫn phải đảm bảo vấn đề năng suất trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp những kiến thức về kỹ thuật, hỗ trợ cho việc hiểu rõ những khó khăn, cản trở trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động
Để trở thành kỹ sư an toàn lao động, bạn cần có bằng kỹ sư trong các ngành kỹ thuật như điện, hóa chất, cơ khí và các hệ thống kỹ thuật.
MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ:
CS1: TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG ĐOÀN TP.HCM
Đ/c: Lô 7, Cư xá Thanh Đa, P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Đt: 08.66802362
Hotline: 09.6363.4141 - 09.4141.6363

CS2: TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN THƯ LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG
Số 181 Lê Đức Thọ, P.17, Q.Gò Vấp, TP.HCM
ĐT: 0866.822.070
Hotline: 096.44.22.599