banner 1
banner 2
banner 3
banner 4

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG




NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG



Trong suốt quá trình
công tác và tư vấn nghề nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên. Tôi đã có dịp làm quen và tiếp xúc với các em học sinh trong trường, ấn
tượng đầu tiên với tôi là những gương mặt dễ thương, hiếu động và mang đầy hoài
bão của các em. Nhưng điều đặc biệt nhất đối với tôi có lẽ là những câu hỏi tò
mò, ngây ngô về đinh hướng tương lai nghề nghiệp của các em.


– Điều dưỡng là
gì cô? Điều dưỡng làm gì ạ?


– Những người điều
dưỡng
 đầu tiên là ai cô ?


– Cô ơi,học xong
ngành Điều dưỡng liệu em có thể nuôi sống bản thân và gia đình
mình không cô?


Hay những câu trả lời
khi được hỏi lý do tại sao chọn ngành chăm sóc sức khỏe: “Em thích trở thành y
tá, để sau này có thể chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ,người thân của em”. “Em thích
trở thành điều dưỡng vì đơn giản em có thể giúp mọi người vượt qua khó khăn
bệnh tật”. Có bạn thì lại trả lời: “Làm điều dưỡng sau này có
nhiều tiền, có thể đi du lịch,mua sắm…^ ^”




Đó chỉ là một trong
những số ít câu hỏi và câu trả lời mà các tôi đã nhận được khi tư vấn về nghề
nghiệp tương lai mà các em sắp lựa chọn: Ngành điều dưỡng.


Điều dưỡng – Họ là ai?


Lịch sử ra đời ngành điều dưỡng




Florence Nightingale-Bà tổ ngành điều dưỡng





Bà sinh ra trong một
gia đình giàu có ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều ngoại ngữ,
đọc nhiều sách triết học, tôn giáo, chính trị. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện
thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ. Bà đã vượt qua sự phản
kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserweth (Đức) nǎm
1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào nǎm 1853. Những nǎm 1854-1855, chiến
tranh Crime nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục
vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết
về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 nǎm bà đã làm giảm tỷ lệ chết
do nhiễm khuẩn từ 42% xuống còn 2%.


Đêm đêm, Florence một
mình cầm ngọn đèn dầu đi tua, chǎm sóc thương binh, bà đã để lại hình tượng cho
những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence đã
phải trở lại nước Anh. Cơn “sốt Crimea” và sự cǎng thẳng của những ngày ở mặt
trận đã làm cho bà mất khả nǎng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính
Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chǎm sóc sức khỏe.


Vì sức khỏe không cho
phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân
sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu
tiên trên thế giới ở nước Anh vào nǎm 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng
với chương trình đào tạo một nǎm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều
dưỡng
 không chỉ ở Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết târn tiếp tục sự nghiệp mà
Florence đã dày công xây dựng, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy
ngày 12 tháng 5 hàng nǎm là ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều
dưỡng
 quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều
dưỡng
 thế giới.


Điều dưỡng là gì?


Điều dưỡng viên là người phụ trách công
tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh
nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Theo một định nghĩa khác thì Điều
dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng khoa học cơ bản về
điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tùy theo sự giáo
dục và sự hoàn thiện lâm sàng.




Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện





Vị trí ngành điều dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam


Hiện nay ngành điều
dưỡng
 của thế giới đã được xếp là một ngành riêng biệt, ngang hàng với
các ngành nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: trung học, đại
học, trên đại học. Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ…. và
nhiều công trình khoa học mà các giáo sư, tiến sĩ hệ điều trị phải coi trọng.


Ở Việt Nam, trước đây
người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ
tá của người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là
một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được
gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp
bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch
bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Công việc của người điều dưỡng




Điều dưỡng viên thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân





Người chăm sóc


Mục tiêu cơ bản của
người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người
bệnh bằng hành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người
bệnh. Mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của
người điều dưỡng vì các thiết bị này sẽ
không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với những
nhu cầu đa dạng của mỗi cá thể.


Người truyền đạt thông tin


Người điều
dưỡng
 thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm
sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho mỗi người bệnh. Mỗi khi
thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc, người điều dưỡng ghi
chép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện cũng như sự đáp
ứng của người bệnh. Người điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả
bằng lời và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi bàn giao ca, mỗi khi chuyển người bệnh
tới một khoa khác hoặc khi người bệnh ra viện hay chuyển tới một cơ sở y tế
khác.


Người tư vấn




Điều dưỡng khám và tư vấn sức khỏe


Tư vấn là quá trình
giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những căng thẳng về tâm lý hoặc
những vấn đề xã hội. Người điều dưỡng tập trung khuyến khích
người bệnh xây dựng ý thức tự kiểm soát. Tư vấn có thể thực hiện với
một cá thể hoặc nhóm người và đòi hỏi người điều dưỡng phải có
kỹ năng để phân tích tình hình, tổng hợp thông tin, đánh giá quá trình tiến
triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn. Ngày nay, việc chú trọng nhiều tới
việc nâng cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Vì vậy, người
bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm
viện.


Người biện hộ cho người bệnh


Người biện hộ nghĩa là
thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu
của người bệnh được đáp ứng. Ngoài ra, người điều dưỡng còn có
vai trò là người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tác nghiên cứu điều
dưỡng và là những chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng

Những thành tựu của ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là
sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho
những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau. Đó cũng là sự giúp
đỡ tận tình của các chuyên gia quốc tế. “Uống nước nhớ nguồn” thế hệ điều
dưỡng
 chúng ta ngày nay quyết phát huy truyền thống của dân tộc, của
ngành điều dưỡng Việt Nam, không ngừng học tập, rèn luyện để
tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành mạnh mẽ.