Liên thông ngành điện - điện tử tp.hcm
thực hành ngành điện - điện tử |
1. Ngành đào tạo: Điện - Điện tử
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu về kiến thức chuyên môn
- Có kiến thức cơ bản về Toán, Lý nâng cao, về điện dân dụng, công nghiệp, giải thích các hiện tượng xảy ra trong mạch điện, điện tử, vấn đề về trường điện từ Điện, lắp đặt các vấn đề về Điện Công nghiệp như: Máy công cụ, Điện công trình..
- Nắm bắt kiến thức chuyên ngành về Điện- Điện Tử, từ những vấn đề cụ thể, SV có thể giải quyết các tình huống có thể xảy ra, cải tiến, nâng cấp, các hệ thống điện và điện tử theo hướng hiện đại hóa, can thiệp bằng phương pháp nhúng một vấn đề cụ thể trong mạch điện.
2.2. Mục tiêu về kỹ năng chuyên môn
- Tính toán cơ bản và nâng cao các vấn đề Điện - Điện tử nhằm giải quyết cung cấp điện trong các công trình Điện - Điện tử.
- Phân tích đánh giá, đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề về Điện - Điện Tử.
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình Điện - Điện Tử.
- Lắp đặt, thi công điện dân dụng và công nghiệp trong các công trình điện-điện tử .
- Vận hành các hệ thống điện - điện tử về điện tại các tòa nhà thông minh, nhà máy thép, nhà máy thực phẩm, các hệ thống điều hòa không khí, các nhà máy sản xuất tự động, các hệ thống Điện …
- Chuyển giao công nghệ, quản lí, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện - điện tử
2.3. Mục tiêu về thái độ
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; Nhà nước.
- Tham gia các hoạt động nhằm hình thành thái độ trách nhiệm đối với nhà trường ở mỗi học kỳ.
- Biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tổ chức và quốc gia.
- Tinh thần trách nhiệm, trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật cao. Tuân thủ các quy định đặc thù của nghề nghiệp và luật pháp của Nhà nước.
- Chủ động trong việc cập nhật kiến thức, thái độ tự học cao, sáng tạo và có phong cách làm việc chuyên nghiệp.
2.4. Mục tiêu về tin học
- Kỹ thuật viên tin học (chuyên ngành).
- Trình bày, soạn thảo thành thạo loại văn bản thông dụng.
- Tốc độ soạn thảo văn bản trên máy tính đạt tối thiểu 35 từ/phút.
2.5. Mục tiêu về ngoại ngữ
- Khả năng tiếng Anh đạt chuẩn B1.4 theo khung tham chiếu Châu Âu, tương đương TOEIC 450 điểm.
2.6. Mục tiêu về kỹ năng
- Sinh viên được trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng xuyên suốt khóa học để hoàn thiện nâng cao năng lực bản thân, các kỹ năng đó là: Soạn thảo văn bản, Giao tiếp thuyết trình, Quản lý công việc, Làm việc nhóm, Giải quyết vấn đề, Tư duy phản biện.
3. Điểm mạnh của chương trình
- Đội ngũ giảng viên: 100% giảng viên giảng dạy lý thuyết đều có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
- Có đầy đủ tài liệu giảng dạy các môn chuyên ngành điện - điện tử bằng tiếng Việt, Tiếng Anh, được tham khảo từ những chương trình đào tạo kỹ sư điện - điện tử của các trường Đại học tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đài loan, Úc...
- Chương trình đào tạo kết hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng, Sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để nghiên cứu và làm các sản phẩm trong quá trình học tập, tạo nên một sự khác biệt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.
- Ngoài chuyên môn nghiệp vụ, chương trình đào tạo được bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng về tin học ứng dụng, ngoại ngữ và kỹ năng sống cần thiết cho lập nghiệp sau này của sinh viên.
4. Nội dung chương trình
Chương trình được thiết kế đào tạo theo học chế tín chỉ, thời gian đào tạo chuẩn là 1.5 năm, chia 3 học kỳ.
5. Đầu vào
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành.
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp phải dự thi tuyển các môn văn hóa, theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm.
6. Đầu ra và việc làm
- Nghề nghiệp sau khi ra trường:
- Kỹ sư Điện dân dụng, Điện công trình.
- Kỹ sư vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất trong lĩnh vực Điện - Điện tử.
- Tiếp cận công nghệ và Kỹ năng sử dụng hiệu quả các thiết bị Điện dân dụng và công nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề chuyên môn điện - điện tử ở những vị trí công tác trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dân dụng, vận hành, sử dụng năng lượng điện hiệu quả.
- Nghề nghiệp phát triển trong tương lai gần:
- Thiết kế, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, nghiên cứu phát triển, cải tiến nâng cấp các trang thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng, hệ thống điều khiển tự động phục vụ các nhu cầu khác nhau.
- Nghiên cứu thiết kế, cải tiến nâng cấp, chế tạo các hệ thống, dây chuyền tự động phục vụ các yêu cầu khác nhau để chuyển giao công nghệ cho các đơn vị cần sử dụng.
- Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công việc.
7. Bằng cấp (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)
- Bằng TN Kỹ sư Công nghệ Điện - Điện Tử, Chuyên ngành Điện - Điện tử.
- Chứng chỉ Kỹ thuật viên tin học.
- Chứng nhận B1.4 theo khung tham chiếu Châu Âu, tương đương TOEIC 450 điểm.
- Chứng chỉ về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.
- Chứng nhận kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
- Chứng nhận sản phẩm Nghiên cứu khoa học.
- Chứng nhận của nhà trường tham gia tích cực 1 trong các hoạt động cộng đồng: nhân đạo, môi trường, giúp đỡ người mù, thanh niên tình nguyện,…
Chi tiết liên hệ:
CS1: Phòng HT003 - TRƯỜNG TC CÔNG ĐOÀN TP.HCM
Lô 7, Cư xá Thanh Đa, P.27, Q. Bình Thạnh, TP.HCMCS2: Phòng C103 - TRƯỜNG TC VĂN THƯ LƯU TRỮ TW
Số 181 Lê Đức Thọ, P.17, Q.GV, TP.HCM
ĐT: 08.66802326
ĐT: 08.66802326
Hotline: 09.6363.4141 -09.4141.6363 Thầy Cường
Website: http://www.kenhtuyensinhhcm.edu.vn/